-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Nên ăn bao nhiêu trứng trong 1 tuần? Ăn nhiều trứng thì sao?
Trứng gà, trứng vịt là món ăn nhiều dinh dưỡng, lại rất ngon miệng. Nếu đã thích ăn món ăn này, vậy bạn có biết nên ăn bao nhiêu trứng trong 1 tuần để cơ thể không mất cân bằng dưỡng chất không? Cùng tìm hiểu nhé!
Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng
Trứng gồm hai thành phần là lòng đỏ và lòng trắng. Trong đời sống hàng ngày, 3 loại trứng được tiêu thụ nhiều nhất là trứng gà, trứng vịt và trứng chim cút. Cả 3 loại đều chứa nhiều nguồn dinh dưỡng quý. Trứng được dùng để chế biến các món ăn từ chính chúng cũng như làm phụ liệu cho các món ăn khác. Vì ngon và dễ chế biến nên trứng được ưa chuộng bởi nhiều lứa tuổi khác nhau.
Trứng gà
Trứng gà
Một quả trứng gà cỡ lớn có thể nặng đến 60 gram. Vỏ trứng gà thường có màu cam nhạt. Có loại trứng gà ta thì vỏ sẽ mỏng và trắng hơn, hơn ngả sang hồng, kích cỡ quả cũng nhỏ hơn. Khi luộc lên, lòng đỏ trứng gà sẽ có màu cam sậm, vị thơm và béo. 1 quả trứng gà sẽ cung cấp cho bạn các dinh dưỡng sau:
- Lòng trắng trứng gà: 10% protein và canxi. Đạm trong lòng trắng có nhiều axit amin tốt cho sự phát triển của cơ bắp.
- Lòng đỏ trứng gà: 13% protein, 30% chất béo. Thêm các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, canxi và vitamin A. Lòng đỏ trứng cũng chứa một lượng không lớn cholesterol.
Khá nhiều Lecithin được tìm thấy trong trứng gà. Đây là một dạng chất béo, có tác dụng ức chế hoạt động của cholesterol có hại và đào thải chúng. Trứng gà tốt cho sức khỏe, là nguồn đạm hoàn chỉnh tương ứng với cấu tạo tế bào, giúp cơ thể tăng trưởng và cơ bắp phát triển.
Trứng vịt
Trứng vịt
Trứng vịt có kích cỡ lớn hơn trứng gà. Cân nặng trung bình của trứng vịt là 70 – 75gram/quả. Trứng vịt dài hơn trứng gà, vỏ cũng dày hơn và có màu trắng đục. Lòng đỏ trứng gà khi luộc lên có màu vàng tươi. Nếu so sánh về dinh dưỡng thì trứng vịt có lượng dưỡng chất lớn hơn. Từ lượng calories đến protein và chất béo đều cao hơn, cụ thể:
- Lòng trắng trứng vịt: 12% protein
- Lòng đỏ trứng vịt: 15% protein, 31% chất béo, các vitamin và khoáng chất cùng cholesterol.
Đây cũng là điều khiến trứng vịt tuy giàu dưỡng chất hơn nhưng lại không được chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn như trứng gà. Trứng vịt có nhiều cholesterol. Chất này sẽ làm tăng mỡ máu, mỡ nội tạng và dẫn đến các bệnh về tim mạch. Còn một loại trứng vịt nữa rất nổi tiếng, đó là trứng vịt lộn. Loại trứng này thậm chí còn nhiều đạm và cholesterol hơn. Nói chung chúng ta vẫn nên ăn trứng gà nhiều hơn trứng vịt.
>> Ăn trứng vịt lộn có tăng cân không?
Nên ăn bao nhiêu trứng trong 1 tuần?
Ăn nhiều trứng không tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người phải kiêng đạm như bệnh nhân gout. Kể cả cơ thể có khỏe mạnh bình thường thì cũng không nên ăn quá nhiều trứng. Cùng tìm hiểu xem nên ăn bao nhiêu trứng trong 1 tuần nhé!
Trứng gà
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mức độ trứng gà chúng ta nên ăn sẽ phân chia theo độ tuổi:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 1.5 lòng đỏ trứng gà/tuần, chia thành 3 lần nấu cách nhau.
- Trẻ trên 7 tháng tuổi: 4 bữa/tuần, mỗi bữa 1/2 lòng đỏ trứng.
- Trẻ 8 – 9 tháng tuổi: 3 bữa/tuần, mỗi bữa 1 lòng đỏ trứng.
- Trẻ 10 – 12 tháng tuổi: 2 bữa/tuần, mỗi bữa 1 quả trứng gà nguyên lòng.
- Trẻ dưới 2 tuổi: 3 bữa/tuần, mỗi bữa 1 quả trứng gà nguyên lòng.
- Người lớn: Tối đa 6 quả trứng gà/tuần
Nên ăn bao nhiêu trứng trong 1 tuần
Trứng vịt
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 1 lòng đỏ trứng vịt/tuần, chia thành 2 lần nấu cách nhau.
- Trẻ trên 7 tháng tuổi: 2 bữa/tuần, mỗi bữa 1/2 lòng đỏ trứng.
- Trẻ 8 – 9 tháng tuổi: 2 bữa/tuần, mỗi bữa 1 lòng đỏ trứng.
- Trẻ 10 – 12 tháng tuổi: 2 bữa/tuần, mỗi bữa 1 quả trứng gà nguyên lòng.
- Trẻ dưới 2 tuổi: 2 - 3 bữa/tuần, mỗi bữa 1 quả trứng gà nguyên lòng.
- Người lớn: Tối đa 5 quả trứng gà/tuần
Ăn quá nhiều trứng/ không ăn trứng thì sao?
Ăn quá nhiều trứng sẽ làm tăng nguy cơ thừa đạm và làm nồng độ cholesterol tăng cao. Thừa đạm sẽ tích tụ axit uric hoặc các muối của axit này ở khớp xương, gây viêm và sưng đau. Còn nếu nồng độ cholesterol tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, cao huyết áp, mỡ nội tạng cũng tăng lên. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn trứng quá nhiều.
Còn nếu bạn không ăn trứng? Chẳng sao cả! Những nguồn dinh dưỡng ở trứng cũng có trong các thực phẩm giàu đạm khác. Vì thế nếu bạn đang ăn chay, dị ứng trứng hoặc đơn giản là không thích ăn thì vẫn có thể loại bỏ thực phẩm này khỏi thực đơn nhé!
Các món ngon từ trứng
Canh trứng gà cà chua
Canh trứng cà chua
Nguyên liệu
- Trứng gà: 2 quả, đánh tan
- Cà chua: 2 quả cắt miếng nhỏ
- Đậu phụ: 1 miếng lớn, cắt thành miếng vuông vừa ăn.
- Hành lá: 2 nhánh thái nhỏ
- Gia vị: dầu ăn, hạt nêm, nước mắm
Cách làm
- Cho một chút dầu ăn vào nồi. Khi dầu nóng thì đổ cà chua vào xào nhuyễn, nêm hạt nêm và mắm cho vừa miệng.
- Khi cà chua nhuyễn, đổ khoảng 800ml nước sôi vào và đun trên lửa vừa.
- Khi nước sôi, thả đậu phụ vào, nêm nếm lại cho vừa ăn và đậy nắp.
- Khi nước sôi lần nữa, nhanh tay đổ trứng vào, khuấy đều tay, thêm hành và bắc khỏi bếp.
- Dùng nóng
>> Gợi ý thực đơn giảm cân với trứng giúp mỡ thừa biến mất
Trứng kho thịt heo
Trứng kho thịt
Nguyên liệu
- 6 quả trứng gà nhỏ đã luộc chín
- 300 gram ba chỉ heo thái miếng vừa ăn
- 2 củ hành khô băm nhuyễn
- Gia vị: Mắm, tiêu, nước đường thắng
Cách làm
- Cho trứng, thịt và hành khô vào nồi. Thêm 2 thìa canh nước mắm và 2 thìa nhỏ nước đường thắng.
- Đun hỗn hợp trên lửa vừa đến khi nước sôi, hạ nhỏ lửa và kho thịt đến khi thịt mềm, có màu nâu vàng đẹp mắt.
- Khi thịt chín, bày ra đĩa và rắc tiêu lên trên. Dùng với cơm nóng.
Trứng chiên lá ngải cứu
Trứng ngải cứu
Nguyên liệu
- 3 quả trứng gà
- 200 gram rau ngải cứu
- Gia vị: dầu ăn, muối, tiêu, quất, tương ớt
Cách làm
- Trứng gà đập ra bát, đánh đều
- Ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát trứng.
- Nêm nếm một chút muối và tiêu, đảo đều hỗn hợp.
- Làm nóng dầu ăn trong chảo và đổ trứng vào rán chín.
- Khi trứng chín, bỏ ra đĩa, có thể vắt quất hoặc ăn kèm tương ớt.
Bạn đã biết nên ăn bao nhiêu trứng trong 1 tuần và các món ăn ngon từ trứng rồi chứ? Hãy sử dụng loại thực phẩm bổ dưỡng này thật hợp lý nhé!