Khóa khớp và những rủi ro nghiêm trọng trong khi tập gym

Không ít các chấn thương cả nhẹ nhàng lẫn nghiêm trọng bắt nguồn từ việc khóa khớp. Vậy trạng thái này là gì và ảnh hưởng cụ thể ra sao đối với quá trình tập gym của bạn? Cùng đi tìm hiểu với Suatangco nhé!

Khóa khớp là gì

Đây là tên gọi dùng để chỉ một trạng thái chấn thương liên quan đến khớp trong khi tập thể hình, thể thao. Các khớp của bạn khi đó bị khóa cứng, không còn độ di chuyển linh hoạt để tiếp nhận các lực tác động từ ngoài vào. Trường hợp này rất dễ gây chấn thương, thậm chí là chấn thương khó phục hồi hoàn toàn. 3 loại khóa khớp thường gặp nhất ở người chơi thể hình là khóa khớp gối, khóa khớp vai và khóa khớp cùi chỏ.

Khóa khớp gối

Khóa khớp gối

Khóa khớp gối

Bạn tưởng tượng khi bạn đứng thẳng, gồng chân lên để phần đầu gối thẳng đứng, khớp gối không thể chuyển động. Đó là tình trạng khóa khớp gối. Bạn nghĩ rằng khi khóa cứng khớp như thế thì chân sẽ chịu lực tốt hơn ư? Hoàn toàn sai lầm nhé! Khi khóa khớp gối, chân không còn độ linh hoạt để nhún xuống, thích nghi với các lực tác động mạnh nhẹ khác nhau. Nếu lực tác động quá mạnh thì đầu gối của bạn sẽ dính chấn thương rất dễ dàng. Khi không khóa gối, đầu gối của bạn sẽ hơi cong lại tự nhiên. Lỗi khóa gối thường gặp ở những bài tập chân như Leg Press và các bài tập tạ nói chung.

Khóa khớp vai

Khóa khớp vai thường gặp ở các bài tập đẩy tạ, kéo cáp. Tư thế khớp vai bị khóa là khi cánh tay gồng cứng và vuông góc với thân người. Khi đó vai của bạn phải chịu khá nhiều áp lực dẫn đến việc dễ gặp chấn thương hơn ở trang thái bình thường. Khi khớp vai bị khóa, bạn cũng chuyển động kém linh hoạt hơn, chịu lực cũng kém hơn trông thấy. Đây là một trong những nguyên nhân chấn thương vai phổ biến nhất với những người tập thể hình.

Khóa khớp cùi chỏ

Cùi chỏ là phần khớp giúp cánh tay chúng ta gập vào gập ra và di chuyển linh hoạt. Khóa khớp cùi chỏ là khi cánh tay bạn thẳng hoàn toàn và bộ phận này không thể hoạt động. Khóa cùi chỏ thật sự có thể gây nên nguy cơ chấn thương nghiêm trọng. Bởi lẽ khớp này có độ chịu lực khá thấp. Chỉ cần chịu lực mạnh đột ngột là hoàn toàn có thể gãy tay. Khi bạn tiếp đất đột ngột như bị ngã hoặc bị thứ gì đó đè lên người, phản xạ chống thẳng tay, khóa khớp cùi chỏ gần như chắc chắn sẽ làm tay bạn bị thương. Trong thể hình, chấn thương này thường xảy ra ở các bài tạ, chống đẩy, kéo lưng xô,…

>> Tập gym bị đau cơ: nguyên nhân cách khắc phục và phòng tránh

Những rủi ro khi khóa khớp

Khóa khớp cùi chỏ

Khóa khớp cùi chỏ

Trạng thái khóa khớp rất cần phải tránh khi tập gym. Những rủi ro chúng gây ra không hề dễ chịu và có thể khiến bạn phải nghỉ tập hàng tháng trời, thậm chí là lâu hơn và dễ để lại những di chứng về sau này.

Chấn thương

Việc khóa cứng khớp, dù là khớp nào sẽ khiến độ chịu lực và linh hoạt giảm đi đáng kể. Cụ thể:

  - Khi khóa khớp cùi chỏ, bạn sẽ dễ gặp các chấn thương như gãy tay, trật khớp. Những chấn thương này thường phải điều trị mất khá nhiều thời gian. Sau khi hồi phục chưa chắc tay bạn đã trở về trạng thái khỏe mạnh như ban đầu.

  - Khi khóa đầu gối, gãy chân, trật khớp gối và tổn thương dây chằng là những chấn thương đang “nhăm nhe” tấn công bạn. Một khi chân đã bị tổn thương thì việc duy trì tập luyện là rất khó, bạn cũng phải trải qua vật lý trị liệu trong thời gian dài và gặp nhiều vấn đề bất tiện trong cuộc sống.

  - Tương tự, khi khóa vai thì bạn sẽ dễ bị trật khớp ổ vai. Chấn thương này mang lại cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến cả khả năng bê vác và xách đồ của bạn.

Nói chung là đã khóa khớp thì nguy cơ chấn thương cũng sẽ cao lên gấp nhiều lần. Vì thế trong khi tập, hãy thật chú ý vào tư thế để tránh mắc lỗi sai này.

Ảnh hưởng đến chất lượng khớp về lâu dài

Khóa khớp vai

Khóa khớp vai

Các chấn thương đa phần sẽ để lại di chứng, không nặng thì nhẹ, nhất là khi bạn ở trong độ tuổi xương khớp không còn phục hồi nhanh nữa. Chân tay bạn có thể chịu lực kém hơn sau chấn thương, khớp cũng nhanh thoái hóa nếu không được điều trị dứt điểm. Có không ít trường hợp vận động viên, người tập thể hình không thể vận động mạnh trở lại sau các chấn thương liên quan đến khóa khớp.

Khiến bài tập kém hiệu quả

Như Suatangco đã đề cập, khớp sẽ kém linh hoạt và chịu lực yếu đi khi ta khóa cứng chúng. Vì vậy đương nhiên những bài tập cũng kém hiệu quả đi nhiều.

Trong trường hợp nào cần khóa khớp?

Có nhiều tác hại là thế nhưng chúng ta có nên hoàn toàn tránh khóa khớp không? Trên thực tế, một số bài tập vẫn hướng dẫn chúng ta phải khóa khớp. Tuy nhiên đó là thao tác khóa chủ động, khóa có mục đích. Tức là khi đó cơ thể chúng ta, nhất là bộ phận khớp bị khóa, đã được chuẩn bị cho những lực tác động bên ngoài. Vì thế nên sẽ không gây ra chấn thương đáng tiếc. Còn lại, gymer phải hoàn toàn tránh việc khóa khớp thụ động, khóa để ứng biến. Khóa kiểu này dễ làm tổn thương sụn khớp và trật khớp.

Đã bước vào luyện tập thì cần phải trang bị thật tốt các kiến thức để bảo vệ cơ thể bạn nhé! Chúc bạn tập luyện hiệu quả và thành công.

Viết bình luận của bạn: